1. KIM CƯƠNG LÀ GÌ?
Tên gọi kim cương đến từ tiếng Hy Lạp Adamas, có nghĩa là không thể phá hủy. Nó là loại đá quý duy nhất có thành tố là Cacbon, song song với than chì. Kim cương được chế tạo hoàn toàn bằng nguyên tử Cacbon được kết tinh trong một khối phân tử. Mỗi nguyên tử Cacbon trong một viên kim cương được bao quanh bởi 4 nguyên tử Cacbon khác và kết nối với nhau bằng các liên kết hóa trị. Do đó kim cương được xem là một vật liệu bền nhất, cứng nhất và có khả năng khúc xạ cực tốt.
Kim cương là một khoáng sản tự nhiên quý hiếm và hoàn hảo. Nó có khả năng kháng hóa chất và được biết đến là một chất liệu tự nhiên cứng nhất. Những đặc tính này giúp cho nó trở thành một công cụ để cắt và sử dụng cho nhiều tính năng mà độ bền mang tính bắt buộc. Kim cương còn có các tính chất quang học đặc biệt như chiết suất, độ phân tán và độ bóng cao. Các tính chất này tạo nên tên tuổi của kim cương như là một loại đá quý nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới.
2. LỊCH SỬ CỦA KIM CƯƠNG
Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Phần lớn những viên đá đầu tiên được vận chuyển trên tuyến đường giao thương nối liền Ấn Độ với Trung Quốc, hay còn gọi là “Con đường tơ lụa”. Trong tiến trình khám phá, kim cương được xem là rất có giá trị bởi độ bền và sự rực rỡ của chúng cũng như khả năng khúc xạ ánh sáng và khắc được kim cương.
Cho đến tận thế kỷ thứ 18, Ấn Độ được xem như một nguồn “tài nguyên kim cương duy nhất. Khi các mỏ kim cương ở Ấn Độ dần cạn kiệt thì công cuộc tìm kiếm các nguồn thay thế bắt đầu. Mặc dù những nguồn kim cương nhỏ được tìm thấy tại Brazil tuy nhiên nó không đủ để đáp ứng nhu cầu của thế giới.
Vào năm 1866, Erasmus Jacobs, lúc đó 15 tuổi, đang đi dọc bờ sông Cam thì anh ta bất chợt nhìn thấy một viên sỏi rất đỗi bình thường, thế nhưng hóa ra đó lại là một viên kim cương có trọng lượng 21,25 carat. Vào năm 1871, một viên kim cương khổng lồ có trọng lượng 83,50 carat được khai quật trên ngọn đồi Colesberg Kopje ở Nam Phi. Công cuộc tìm kiếm kim cương gây ra một cơn sốt khi hàng ngàn người bắt đầu những cuộc dò tìm kim cương và chính điều này đã dẫn đến việc hình thành các hoạt động khai thác khoáng sản đầu tiên với quy mô lớn, được biết đến đầu tiên là mỏ Kimberly ở Nam Phi.
Ảnh: Thành phố Kimberley (Nam Phi) nổi tiếng với Big Hole
(mỏ kim cương lớn nhất với chiều sâu 215 m)
Nguồn kim cương mới được phát hiện đã làm gia tăng lên đáng kể trữ lượng kim cương của thế giới song lại làm giảm đi giá thành của kim cương nói chung.
Năm 1880, Cecil John Rhodes người Anh, hình thành nên mỏ De Beers, là một trong những nguồn cung cấp kim cương. Mặc dù, Debeers đã thành công trong nỗ lực kiểm soát việc cung cấp kim cương, tuy nhiên nhu cầu về kim cương đang ngày càng yếu dần. Cho đến năm 1919, kim cương mất giá trị xuống gần 50%.
3. HỆ THỐNG THUẬT NGỮ
Hệ thống thuật ngữ dưới đây sẽ giúp ích cho việc tra cứu thông tin một cách nhanh nhất
Blemish. Tỳ vết bên ngoài – Nhược điểm tiết lộ trên bề mặt của một viên kim cương. Mặc dù một số nhược điểm là do viên kim cương thô ban đầu, nhưng hầu hết là do ảnh hưởng môi trường tác động vào viên kim cương khi nó được khai quật.
Brilliance. Độ sáng phát ra từ tâm viên kim cương.
Carat. Trọng lượng của viên kim cương. Một carat tương đương với 0,2 gam.
Carbon Spots. Điểm Cacbon – là điểm không hoàn hảo của viên kim cương bao gồm các tinh thể có màu tối, chứ không phải màu trắng hay trong suốt khi nó được xem dưới kính hiển vi.
Clouds. Nhóm các tạp chất nhỏ không thể phân biệt được ngay cả dưới độ phóng đại. Chúng giống như những đám mây trong suốt khi nhìn bằng kinh hiển vi.
Color Grading. Phân loại màu – Một hệ thống phân loại màu của kim cương dựa trên tính trong suốt của nó (đối với kim cương trắng) hoặc sự phổ màu, độ sâu và độ tinh khiết của màu (đối với kim cương màu).
Crown. Phần bên trên của mặt cắt viên đá quý
Crown angle. Góc của mép viên kim cương cắt mặt phẳng tráng giúp tạo sự phân tán trong viên kim cương.
Culet. Mặt sau của kim cương – là phần nhỏ ở đáy của cạnh viên kim cương. Mặt sau có thể là một điểm hoặc một mặt cắt rất nhỏ đặt tương đương với mặt cắt giúp cho việc bảo vệ viên kim cương khỏi bị sứt mẻ hoặc bị hỏng.
Depth Percentage. Depth là Độ sâu của một viên kim cương. Depth Percentage là độ sâu so với đường kính viên kim cương. Độ sâu từ 59% – 63% là lý tưởng nhất để phản xạ ánh sáng hoàn hảo.
Diamond cutting. Phương pháp mài giũa viên kim cương thô.
Diamond Gauge. Dụng cụ để đo chiều dài, rộng và sâu của viên kim cương (đơn vị mm).
Dispersion. Độ phân tán – Còn được gọi là tia lửa khi ánh sáng vỡ ra và phản quang. Các thành phần ánh sáng được chia thành các màu quang phổ.
Eye-Clean. Thuật ngữ trong ngành công nghiệp trang sức nhằm mô tả một viên kim cương không có khuyết điểm.
Facet. Những mặt giác hoặc bề mặt được đánh bóng trên viên kim cương.
Fancy Shape. Bất kỳ kiểu dáng lạ mắt nào khác của kim cương trừ hình tròn.
Finish. Độ hoàn thiện, bao gồm độ bóng (Polish) và độ đối xứng (Symmetry)
GIA (Gemological Institue of America). Kiểm định của Viện Ngọc học Hoa Kỳ – được thành lập vào năm 1931 bởi Roger Shipley. Đây là tổ chức phi lợi nhuận duy trì các tiêu chuẩn đối với kim cương và là một trong những phòng thí nghiệm đá quý lớn nhất và uy tín nhất trên thế giới.
Girdle. Cạnh mỏng bao xung quanh và là phần có đường kính lớn nhất ở viên kim cương.
Inclusion. Một đặc điểm rõ ràng được tìm thấy trong một viên kim cương. Hầu hết các tạp chất đều có sẵn khi các viên ngọc đầu tiên được hình thành trong lòng đất.
Length-to-Width Ratio. Tỷ lệ dài rộng – là sự so sánh về độ dài và rộng của viên kim cương. Nó được sử dụng để phân tích phác thảo ra các hình dạng lạ mắt; nó không bao giờ áp dụng cho kim cương hình tròn.
Pave. Một phong cách tái tạo trang sức trong đó rất nhiều viên kim cương nhỏ được gắn chặt chẽ với nhau để tạo ra một lớp vỏ kim cương sáng lấp lánh.
Pavilion. Phần dưới của kim cương, nó có dạng hình nón ở viên kim cương tròn. Các giác cắt của Pavilion là nơi tiếp nhận và phản chiếu ánh sáng đi vào viên kim cương xuyên qua mặt cắt của Crown.
Point. Một đơn vị đo được sử dụng để mô tả trọng lượng của viên kim cương. Một điểm tương đương với một phần trăm của một carat.
Symmetry. Tính đối xứng: Đề cập đến sự khác biệt về tính đối xứng của một viên kim cương. Là mối tương quan giữa các phần, các bộ phận của viên đá sau chế tác, độ chính xác của hình dạng và sự sắp xếp của các giác mài.
Table. Mặt phẳng lớn nhất và nằm cao nhất. Mặt này có dạng 8 cạnh ở viên kim cương hình tròn.
Các thuật ngữ liên quan đến dạng cắt của kim cương (Diamond Cut):
Brilliant Cut. Là kiểu cắt mài phổ biến nhất của kim cương. Viên cắt mài chuẩn gồm có 32 mặt giác cộng với 1 mặt bàn( Table) nằm ở nửa phần trên (Crown) và 24 mặt giác cộng với một tim đáy (Culet) nằm ở nửa phần dưới (Pavilion).
Cut. Đề cập tới tỷ lệ và độ hoàn thiện của viên kim cương đã được đánh bóng. Là một trong “Bốn chữ C” trong giá trị của viên kim cương.
Emerald Cut. Cắt mài theo hình khối Emerald- hình vuông hoặc hình chữ nhật với các góc cắt.
Heart-shape Cut. Cắt mài theo hình khối trái tim.
Marquise Cut. Cắt mài theo hình khối bầu dục.
Oval Cut. Cắt mài theo hình khối quả trứng.
Pear Cut. Cắt mài theo hình khối giọt nước mắt.
Princess Cut. Cắt mài theo hình khối công chúa.
Radiant Cut. Cắt mài theo hình khối chữ nhật hoặc hình vuông.
Single-Cut. Một vòng kim cương rất nhỏ chỉ có 16 hoặc 17 mặt, thay vì bình thường là 57 hoặc 58 mặt.
Trilliant Cut. Cắt mài theo khối hình tam giác.
Kim cương mê hoặc không chỉ phụ nữ mà cả các quý ông về độ tinh tế, sự tinh khiết và hoàn hảo của nó, thế nhưng người sở hữu được một viên kim cương có giá trị thì không nhiều. Loại đá quý độc nhất vô nhị này luôn được xem là biểu tượng của vẻ đẹp tuyệt đối cũng như sự giàu có tối thượng. Để tìm hiểu thêm về cách phân loại kim cương và cách bảo quản kim cương đúng cách, mời bạn đọc theo dõi tiếp bài sau.
Nguồn: Sưu tầm